Sự hài lòng của khách hàng là uy tín và lợi nhuận của công ty
messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0924 777 688
Quay lại

TIN TỨC

Những thông tin mới nhất được chúng tôi cập nhật, chia sẻ tới quý độc giả thân yêu. Hi vọng mang tới những kiến thức bổ ích tới mọi người

Phân Biệt Bulong Như Thế Nào

28/12/2024

Phân Biệt Bulong Như Thế Nào

Phân biệt các loại bulong trên thực tế thường dựa vào một số yếu tố chính như vật liệu chế tạo, cấp bền, hình dạng đầu bulong, kích thước, và mục đích sử dụng. Dưới đây là cách nhận biết cụ thể từng loại bulong:

Phân biệt bulong theo cấp bền

Cấp bền thể hiện khả năng chịu lực và độ cứng của bulong. Bạn có thể nhận biết thông qua các con số được khắc trên đầu bulong:

  • Cấp bền phổ biến:
    • 4.6 – 4.8: Bulong chịu lực nhỏ, thường dùng cho các liên kết không chịu tải lớn, giá thành rẻ và được ứng dụng chủ yếu trong các dạng liên kết như linh kiện điện tử…
    • 5.6 – 6.8: Cấp bền trung bình, dùng trong các liên kết thông thường. thường được dùng trong đời sống nhiều như dùng làm bàn ghế, lan can, khung cửa…
    • 8.8: Bulong cường độ cao, có khả năng chịu tải lớn. Là loại bulong được sử dụng nhiều nhất đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, ví dụ như dùng để lắp ráp máy, liên kết linh kiện cơ khí như khung nhà ở, khung ô tô, tàu…
    • 10.9 và 12.9: Bulong siêu cường độ cao, thường dùng trong các công trình lớn và yêu cầu kỹ thuật cao. Thường được dùng trong các nghành công nghiệp nặng như cầu chịu tải, liên khết chịu lực rất cao…
  • Cách nhận biết:
    • Số cấp bền thường được in hoặc dập nổi trên đầu bulong.
    • Ví dụ: Bulong cấp bền 8.8 sẽ có chữ "8.8" trên đầu.

Phân biệt bulong theo vật liệu chế tạo

Bulong được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, thường nhận biết qua màu sắc, độ sáng bóng và đôi khi bằng nam châm hoặc hóa chất.

  • Bulong thép đen (bulong thô):
    • Đặc điểm: Có màu đen hoặc xám đen, thường được xử lý nhiệt luyện. Loại bulong này sau khi được chế tạo thành phẩm sẽ được để nguyên không xử lý bề mặt hoặc chỉ được sơn đen. Do đó loại bulong này dễ bị ăn mòn nên bề mặt thường có màu đen, xám, nâu đồng do bị ô xi hóa. Bù lại loại bulong này giá thành khá rẻ.
    • Ứng dụng: Sử dụng trong các liên kết chịu lực thông thường, môi trường lành tính không có tính ăn mòn cao.
    •  

Bulong théo đen

  • Bulong mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ điện phân:
    • Đặc điểm: Bề mặt có màu sáng bạc hoặc hơi vàng tùy theo loại mạ. Bulong này sau khi được chế tạo thành phẩm sẽ được mang đi mạ kẽm. Loại bulong này chống ăn mòn từ môi trường và hóa chất tốt hơn so với bulong thô. Bulong mạ kẽm điện phân sẽ có bề mặt sáng bóng mịn hơn so với bulong được mạ bằng phương pháp nhúng nóng. Giá thành loại này sẽ đắt hơn so với bulong thôi.
    • Ứng dụng: Dùng trong môi trường ít bị ăn mòn (mạ kẽm điện phân) hoặc ngoài trời (mạ kẽm nhúng nóng). Đây là loại bulong được úng dựng nhiều nhất trong đời sống vì đáp ứng được nhu cầu sử dụng đại đa số của người dùng mà giá thành lại phải chăng.
  • Bulong inox (thép không gỉ):
    • Đặc điểm: Bề mặt sáng bóng, không bị hút nam châm hoặc hút rất nhẹ. Loại bulong này chống ăn mòn rất tốt, có thể nói chống ăn mòn tốt nhất trong các loại bulong làm từ kim loại trên thị trường, nhưng bù lại giá thành của loại bulong này khá cao.
    • Phân loại: Inox 201, Inox 304 (chống ăn mòn tốt), Inox 316 (chịu ăn mòn hóa học, môi trường nước biển).
    • Ứng dụng: Sử dụng trong môi trường ẩm ướt, hóa chất hoặc yêu cầu thẩm mỹ cao. Bulong này được ứng dụng trong môi trường hóa chất hoặc có tính ăn mòn cao.

Phân biệt bulong theo hình dạng đầu bulong

Dựa vào hình dạng của phần đầu bulong, bạn có thể nhận biết dễ dàng:

  • Bulong đầu lục giác ngoài:
    • Là loại bulong phổ biến nhất vì có nhiều dụng cụ có thể lắp đặt được và dễ ứng dụng trong đời sống, dễ dàng nhận biết qua đầu bulong hình lục giác.
    • Sử dụng kết hợp với cờ lê, mỏ lết hoặc các thiết bị khác có thể liên kết với đầu bulong khi thi công.
  • Bulong đầu lục giác chìm:
    • Đầu bulong có lỗ lục giác chìm bên trong ulong, phải xiết bằng lục giác chìm. Loại bulong này trước đây được sử dụng ít trong đời sống nhưng ngày nay đnag được sử dụng phổ biến hơn vì dụng cụ xiết loại bulogn này cũng đa dạng hơn ngày trước.
    • Thường dùng cho các kết cấu yêu cầu thẩm mỹ cao hoặc không gian xiết chặt hẹp.
  • Bulong đầu tròn (bulong đầu nấm):
    • Đầu hình tròn, thường có rãnh vít hoặc đầu vuông nhỏ ở dưới để chống xoay. Loại bulong này thường ít được sử dụng hoặc được sử dụng trong các kết cấu đặc biệt vì khó thi công trong quá trình sử dụng.
    • Dùng trong các kết cấu cố định tấm thép mỏng.

 

Bulong đầu tròn

Phân biệt bulong theo kiểu ren

  • Bulong ren suốt:
    • Phần ren được tiện kéo dài toàn bộ thân bulong, đây là loại bulong được sử dụng nhiều nhất trên thực tế vì có thể ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực trong đời sống khi độ xiết của đường ren linh hoạt trên toàn thân bulong.
    • Ứng dụng: Liên kết được đa phần các loại liên kết, khả năng chịu lực đa dạng từ nhỏ đến cao tùy vào nhu cầu sử dụng.
  • Bulong ren lửng:
    • Chỉ có một phần thân bulong được tiện ren. Thông thường chỉ được tiện ren 1/3 hoặc 1.2 thân bulong. Loại bulong thường chịu lực cao hơn so với bulong ren suốt nhưng độ linh hoạt trong khả năng liên kết thấp hơn vì không có đường ren toàn thân bulong.
    • Ứng dụng: Dùng trong các liên kết chịu tải trọng lớn.
  • Bulong không ren (bulong trơn):
    • Thân không tiện ren hoặc ren rất ít. Thông thường sẽ được tiện một chút ren đầu bulong để bắt ecu, bulong loại này chịu lực khá cao và ít được sử dụng
    • Ứng dụng: Dùng trong các kết cấu cần độ khớp chính xác cao hoặc chịu lực cao ví dụ như ốc trục bánh xe máy…

Phân biệt bulong theo mục đích sử dụng

  • Bulong liên kết: Dùng để liên kết các chi tiết hoặc kết cấu, là loại bulong được sử dụng nhiều vì nhu cầu sử dụng bulong khá lớn trong đời sống.
  • Bulong neo (bulong móng): Cố định kết cấu thép hoặc máy móc xuống nền bê tông. Thường dùng trong xây dựng cầu đường, cột điện cao thế…
  • Bulong chịu lực cao: Dùng trong kết cấu chịu tải lớn được sử dụng cho các dự án công trình có tính chịu lực cao như khung nhà thép tiền chế, cầu tải trọng cao, khung gầm ô tô, tàu…
  • Bulong hóa chất: Kết hợp với keo hóa chất để liên kết bê tông và thép hoặc dùng trong các môi trường có hóa chất gây ảnh hưởng tới liên kết.

Bulong lục giác chìm

Tổng quan lại cách phân loại bulong trong thực tiễn bao gồm những tiêu chí tiêu biểu sau:

  • Dựa vào cấp bền, bạn có yhrrt xem số liệu khắc trên đầu bulong.
  • Dựa vào vật liệu, bạn có thể quan sát màu sắc hoặc thử bằng nam châm hoặc háo chất.
  • Dựa vào hình dạng đầu bulong, bạn xác định qua các đặc điểm như lục giác ngoài, lục giác chìm, đầu tròn...
  • Dựa vào ren, loại ren suốt, ren lửng hoặc bulong không ren hoặc ít ren.
  • Dựa vào mục đích sử dụng, bạn chọn bulong phù hợp với công trình hoặc ứng dụng cụ thể.

Việc nắm rõ cách phân biệt sẽ giúp đưa ra được lựa chọn đúng loại bulong để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.

Hãy để Châu An đưa ra cho bạn sự lựa chọn tối ưu nhất cho dự án của mình với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Liên hệ mua bulong, vật tư phụ các loại như thanh ren, ubolts, đai treo, que hàn, đá cắt…vui lòng liên hệ tới hotline 24/7 0924 777 688.

 

vattuphuchauan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN