Phân Loại Bu Lông Trên Thị Trường
07/01/2025
Phân Loại Bu Lông Trên Thị Trường
Bu lông là một chi tiết cơ khí quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, và công nghiệp. Tùy theo yêu cầu và ứng dụng cụ thể, bu lông được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại phổ biến hiện nay.
1. Phân Loại Theo Đầu Bu Lông
Dựa vào hình dạng đầu bu lông người ta phân loại thành 5 loại phổ biến như sau:
- Bu lông đầu lục giác: là loại bulong được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vì đầu bulong hình lục giác giúp quá trình thi công dễ dàng hơn vì chỉ cần dùng cờ lê để siết bulong. Vì có nhiều loại thiết bị có thể thi công được loại bulong này như cờ lê, đầu bắn máy, mở lết… và loại bulong này dễ sử dụng nên bulong đầu lục giác được sử dụng đa dạng trong đời sống.
- Bu lông đầu tròn: loại bulong này thường được dùng trong những trường hợp cần độ thẩm mỹ cao nhưng trong quá trình lắp đặt lại khó khăn hơn, vì đầu bulong trơn bóng nên thiết bị kết nối phải được khoét vuông để giữ bulong khi lắp đặt bulong không bị xoay.
- Bu lông đầu chìm: đầu bulong được thiết kế chìm, phù hợp với các loại yêu cầu bề mặt phẳng, loại bulong này thường được sử dụng nhiều để lắp chi tiết máy. Bulong đầu chìm phải dùng lục giác để lắp đặt nên cũng có chút khó khăn trong quá trình sử dụng vì lục giác không được đa dạng như cờ lê mỏ lết.
- Bu lông đầu chữ T: giống như tên gọi đầu bulong được làm dẹt để nhìn tổng thể bulong giống như chữ T, loại bulong này thường được dùng để lắp đặt linh kiện có rảnh chữ T để cố định linh kiện.
- Bu lông đầu vuông: đầu bulong được làm thành hình vuông được sử dụng giống như bulong chữ T.
2. Phân Loại Theo Chức Năng Sử Dụng
- Bu lông neo (bu lông móng): được sử dụng trong thi công nền móng của các công trình, phần cuối bulong được bẻ cong để neo chặt trong các khối bê tông.
- Bu lông chịu lực cao: loại bulong này thường được làm từ vật liệu có độ bền cao, thường được dùng trong các kết cấu chịu tải lớn như cầu, dầm nhà thép…
- Bu lông liên kết: dùng để liên kết các chi tiết cơ kí, linh kiện máy móc hoặc chi tiết trong cấu kiện xây dựng với nhau.
3. Phân Loại Theo Kiểu Ren
- Bu lông ren suốt: loại bulong này được tiện ren xuyên suốt thân bulong, loại bulong này thường được dùng nhiều vì sự linh hoạt trong sử dụng.
-Bu lông ren lửng: loại bulong này chỉ được tiện ren một phần chiều dài thân bulong, bulong này được sử dụng ít hơn vì không được linh hoạt nhưng loại bulong này có khả năng chịu lực cao hơn.
4. Phân Loại Theo Chất Liệu
- Bu lông thép cacbon: là loại bulong phổ biến nhất vì loại này dễ sản xuất và giá thành rẻ nên được ựa chuộng, trong khi đó loại bulong này chịu lực khá tốt trong quá trình sử dụng.
- Bu lông thép không gỉ (inox): được làm từ thép không gỉ nên loại bulong này thường được ứng dụng trong các nghành công nghiệp thực phẩm hoặc y tế. Vật liệu chế tạo thông thường là inox 210, 316…
- Bu lông nhựa hoặc composite: loại bulong này thường được dùng trong trường hợp cần cách điện hoặc một số trường hợp đặc biệt.
5. Phân Loại Theo Tiêu Chuẩn Sản Xuất
- Bu lông tiêu chuẩn DIN (Đức): đây là tiêu chuẩn của Đức thường được dùng làm tiêu chuẩn chung ở Châu Âu.
- Bu lông tiêu chuẩn ASTM (Mỹ): Là tiêu chuẩn của Mỹ, bulong tiêu chuẩn này thường phù hợp với các công trình yêu cầu kỹ thuật phức tạp đặc biệt trong công nghiệp nặng.
- Bu lông tiêu chuẩn ISO (Quốc tế): đây là tiêu chuẩn bulong được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường toàn cầu để đảm bảo tính đồng bộ.
- Bu lông tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản): là tiêu chuẩn của Nhật Bản phù hợp với các thiết bị của Nhật.
6. Phân Loại Bề Mặt Bulong:
Bề mặt bulong được phân loại thành 2 loại chính là bulong mạ kẽm và bulong đen
- Bulong mạ kẽm là loại bulong được xử lý bề mặt sau quá trình sản xuất, loại bulong này thường được mạ một lớp kẽm trên bề mặt bằng phương pháp mạ điện phân hoặc mạ nhúng nóng. Bulong sau khi được mạ kẽm sẽ có màu trắng sáng hoặc màu trắng xanh, khi này bulong có khả năng chống ăn mòn rất tốt vì được lớp mạ bảo vệ.
- Bulong đen là loại bulong chỉ được sơn một lớp sơn đen ngoài bề mặt hoặc không được xử lý bề mặt sau khi sản xuất hay còn được gọi là bulong thô, loại bulong này thường giá thành sẽ rẻ nhưng tính chống ăn mòn không cao vì không có lớp bảo vệ ngoài bề mặt.
Việc phân loại bu lông giúp người sử dụng dễ dàng chọn được loại phù hợp với nhu cầu và đặc điểm kỹ thuật của công trình. Hiểu rõ các loại bu lông không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn đảm bảo an toàn và độ bền của liên kết. Châu An sẽ giúp Quý khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất cho mình khi đến với chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệp trong nghành vật tư phụ trợ chúng tôi cam kết sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Hotline tư vấn báo giá miễn phí 24/7: 0924 777 688.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN